Điện mặt trời sẽ chững lại vì giá?

Ngày 6.4 vừa qua, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định 13 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời (ĐMT). Theo đó, mức giá 1.783 đồng/kWh (7,69 cent) dành cho dự án ĐMT nổi (trên mặt nước). 1.644 đồng/kWh (7,09 cent) với ĐMT mặt đất. 1.943 đồng/kWh (8,38 cent) với ĐMT trên mái nhà. Giá mua điện này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Trong thực tế, đường truyền tải điện quá tải khiến nhiều dự án điện mặt trời chưa thể phát hết công suất /// Ảnh: Chí Nhân

Nhà đầu tư tư nhân tiên phong bị “ép” ?

Ông Huỳnh Văn Tri, nhà đầu tư 2 dự án ĐMT nhỏ tại Kiên Giang nhận xét, mức giá mới “ép” các nhà đầu tư tư nhân tiên phong trong đầu tư ĐMT. Bởi khi kêu gọi tư nhân tham gia, biểu giá ưu đãi cũ không đưa ra mốc thời gian cụ thể nào. Nhà đầu tư tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại thời điểm đó đã chi số tiền gấp rưỡi số tiền đầu tư hiện tại để làm ĐMT với vô vàn khó khăn khác.

Ngoài việc chưa lấy lại vốn, từ ngày 1.7.2019 đến nay họ không thu được tiền ĐMT bán vào lưới điện quốc gia do bảng giá mới chưa có. Với mức giá mới ban hành cao nhất là 8,38 cent/kWh cho điện áp mái cũng vẫn chưa thỏa đáng. “Tôi cho rằng bên điện lực đã tư vấn để đưa ra biểu giá mới này. Vô tình tạo cơ hội cho doanh nghiệp (DN) nhà nước “ép” DN tư nhân trong đầu tư năng lượng”.-Ông Tri nói.

Các chính sách phát triển năng lượng cần được song hành chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào đường truyền tải điện. Chính phủ cần có chính sách riêng để kêu gọi họ đầu tư đường tải điện, bảo đảm an ninh năng lượng và môi trường trong tương lai, đó mới là điều quan trọng
         (TS Trần Văn Bình, thành viên Hội đồng năng lượng tái tạo thế giới)

Hay Chính phủ đang giảm áp lực cho EVN và ĐMT quá tải?

Ngược lại, TS Nguyễn Duy Khiêm (Trường ĐH Quy Nhơn) – người tham gia lắp đặt nhiều dự án ĐMT lớn.- Đánh giá bảng giá điện mới mà Chính phủ vừa ban hành là hợp lý. Vì các dự án ĐMT đang quá tải, tập trung tại một vài khu vực. Có phát điện cũng không thể truyền tải được nên cần hạ giá mua xuống để tạm ngưng làn sóng bùng nổ.
Giá ưu đãi ĐMT không thể duy trì quá lâu vì Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng là DN. Họ không thể kéo dài việc bù lỗ khi mua giá điện cao, bán ra giá thấp như vậy. Theo ông Khiêm, chi phí đầu tư hệ thống thiết bị đầu vào của ĐMT ngày càng giảm. Một bộ inverter giá hiện nay giảm khoảng 20 – 30% so với cách đây chỉ vài tháng. Và các công ty lắp đặt vẫn đang chào giá giảm xuống đối với tất cả các thiết bị. Đồng thời, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, cùng diện tích một tấm pin, cách đây 3 – 4 tháng sản xuất được 350 W thì nay có thể cho ra tới 450 W. Với giá thành như vậy, giá mua từ 8 cent/kWh trở lên, đầu tư ĐMT chắc chắn có lãi.

Ý kiến trung lập của chuyên gia.

TS Tô Vân Trường, chuyên gia tài nguyên nước và môi trường. Cũng cho rằng giá 8,38 US cent/kWh vẫn đảm bảo khuyến khích phát triển ĐMT áp mái trong thời gian tới. Và không làm ảnh hưởng đến cơ hội giảm điện than. Bảng giá vừa ban hành chỉ cao hơn giá bán lẻ điện sinh hoạt ở bậc 1, bậc 2 và thấp hơn từ bậc 3 – bậc 6. Hiện tại, giá thiết bị PV Modules & Solar Inverters đã giảm khá nhiều so với giá tại thời điểm năm 2017. Xu hướng hiện nay của người dân đa phần đầu tư ĐMT áp mái để tự sử dụng chính. Còn dư thì bán lên lưới của điện lực nên giá này là ổn..

Cập nhật những thông tin mới nhất thông qua Fanpage tại đây


Xem thêm: Inverter/Bộ chuyển đổi điện


Thông tin liên hệ và hỗ trợ tư vấn miễn phí

CÔNG TY TNHH TTS ENERGY

Địa chỉ: 91/5 Nguyễn Hữu Dật, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Hotline: 0965 872 089 ( Mr. Vinh) hoặc 0946 369 449 ( Mr. Luân)
Email: tts_energy@yahoo.com
Website: tts-energy.com.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *