Cần gia hạn chính sách hỗ trợ điện mặt trời áp mái

Do Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam chỉ có thời hạn 6 tháng. Lại đúng trong thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên ít dự án có thể đạt được mốc thời gian mà Quyết định đề ra.

Sau 2 năm thực hiện Quyết định số 11/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Ngành điện mặt trời ở Việt Nam đã bùng nổ. Đưa Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về thị trường mặt trời.

Những con số chứng minh sự phát triển của thị trường điện mặt trời

Tính tới cuối tháng 6/2019, Việt Nam đã lắp đặt được gần 4,464 MW điện mặt trời farm. Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tới thời điểm cuối tháng 2/2020, tổng số lượng dự án điện mặt trời áp mái là 24.459 tương ứng với giá trị công suất lắp đặt xấp xỉ 470 MWp. Khu vực công nghiệp chiếm 54% tổng công suất lắp đặt điện mặt trời áp mái. Xếp sau là khu vực hộ gia đình (29%), khu vực thương mại (12%) và hành chính sự nghiệp (5%).

Tuy nhiên, Quyết định số 11/QĐ-TTg hết hiệu lực vào ngày 30/6/2019 trong khi chưa có chính sách nối tiếp kể từ sau ngày này. Nên đã đẩy nhiều dự án vào tình trạng bấp bênh, phấp phỏng chờ đợi.

Sau gần một năm, ngày 6/4/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký ban hành Quyết định 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (thay thế Quyết định số 11/QĐ-TTg đã hết hiệu lực từ 30/6/2019). Quyết định này có hiệu lực thi hành vào 22/5/2020. Và có thời hạn áp dụng đến hết ngày 31/12/2020. Với các biểu giá hỗ trợ điện mặt trời (FiT) cho các dự án quy mô khác nhau.

Trong đó mức giá FiT cho hệ thống điện mặt trời mái nhà giảm xuống còn 8,38 cent/kwh (tương đương 1.943 VND/kWh). Mức giá hỗ trợ cho các dự án điện mặt trời mặt đất là 7,09 cent/kwh (tương đương 1.644 VNĐ/kwh). Và dự án điện mặt trời nổi là 7,69 cent/kwh (tương đương 1.783 VNĐ/kwh).

can gia han chinh sach ho tro dien mat troi ap mai

Thời hạn quá ngắn cùng với dịch covid19 hoành hành, liệu các dự án có thể kịp?

Tuy nhiên, do Quyết định chỉ có thời hạn 6 tháng. Đặc biệt lại trong thời kỳ dịch Covid 19 phức tạp, khó lường nên nhiều ý kiến lo ngại cho rằng, liệu các dự án có khả năng cán mốc này? Bởi hầu hết các đơn vị nhất là các doanh nghiệp, người lao động đang bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế do dịch bệnh. Do vậy, hiệu quả thực thi của Quyết định cũng cần được thảo luận. Để kịp thời góp ý kiến tới các cơ quan chức năng, đảm bảo ý nghĩa và tác động của chính sách. Vì sự phát triển ổn định và lâu bền cho ngành điện mặt trời vốn rất giàu tiềm năng ở Việt Nam.

Phát biểu tại tọa đàm trực tuyến về “FIT 2 và cơ chế chính sách cho phát triển điện mặt trời ở Việt Nam sau 2020” do Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) và nhóm thành viên cộng đồng Năng lượng tái tạo Việt Nam cùng phối hợp tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng cần gia hạn chính sách hỗ trợ điện mặt trời áp mái nhằm phát huy tiềm năng của điện mặt trời. Do Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg chỉ có thời hạn 6 tháng. Lại đúng trong thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên ít dự án có thể đạt được mốc thời gian mà Quyết định đề ra.

Người trong ngành nói thế nào về thời hạn quá ngắn?

Theo phân tích của các chuyên gia, thời hạn áp dụng Quyết định 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam quá ngắn. Nó chỉ tạo nên cơn sốt cho thị trường điện mặt trời mà không giúp điện mặt trời phát triển bền vững. Quyết định từ lúc ban hành đến lúc hết hiệu lực, nếu trừ độ trễ của các doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân thì chỉ còn khoảng 5 tháng để thực hiện. Như vậy, điều này đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư lo ngại cho rằng, năm sau không thể biết giá sẽ tăng hay giảm. Vì thế khó để quyết định có tiếp tục đầu tư hay không.

Một số khác cho rằng, các biểu giá hỗ trợ điện mặt trời có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành điện mặt trời ở Việt Nam. Đây là một thách thức lớn đối với các dự án điện mặt trời trong điều kiện hiện nay. Cả về thời gian được áp dụng giá khuyến khích và mức giá khuyến khích.

Tuy nhiên, nếu Chính phủ không có giải pháp lựa chọn để ưu tiên phát triển trước các dự án có điều kiện thuận lợi về mức độ bức xạ, về hạ tầng lưới. Thì việc ồ ạt xây dựng các nguồn điện mặt trời sẽ gây các hậu quả như: ùn tắc trong khâu phê duyệt, nảy sinh tiêu cực, dự án bị cắt giảm điện năng phát…, gây lãng phí các nguồn lực xã hội.

Xu thế chung được dự báo là chi phí đầu tư tiếp tục giảm. Nhưng bài toán cần xét hiện nay là phải chọn các địa điểm có điều kiện phù hợp nhất. Đồng thời tiết kiệm, giảm chi phí đầu tư để phát triển các dự án điện mặt trời có hiệu quả.

Nêu ý kiến tại buổi tọa đàm trực tuyến. Ông Lê Anh Tuấn – Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) cho rằng, với điều kiện tại Đồng bằng sông Cửu Long như hiện nay, biểu giá điện mặt trời theo Quyết định 13/2020 có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, cần có những thông tư hướng dẫn cụ thể hơn để người dân có thể tiếp cận được những thông tin, quy định. Từ đó việc áp dụng triển khai lắp điện mặt trời áp mái tại các hộ dân dễ dàng hơn.

Để giúp ngành điện mặt trời phát triển tương xứng với tiềm năng và giá trị, đóng góp cho xã hội. Các chuyên gia và doanh nghiệp tham gia cũng cho rằng cần có lộ trình rõ ràng về cơ chế, chính sách cho phân khúc điện mặt trời áp mái. Cụ thể, có cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) và đơn giá, hợp đồng truyền tải. Hoàn thiện cơ chế đấu thầu với các dự án được chấp thuận chủ trương sau ngày 24/11/2019. Và cơ chế đảm bảo minh bạch trong đấu thầu và áp dụng kinh nghiệm của các nước khác.

Cập nhật những thông tin mới nhất thông qua Fanpage tại đây


Xem thêm: Inverter/Bộ chuyển đổi điện


Thông tin liên hệ và hỗ trợ tư vấn miễn phí

CÔNG TY TNHH TTS ENERGY

Địa chỉ: 91/5 Nguyễn Hữu Dật, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Hotline: 0965 872 089 ( Mr. Vinh) hoặc 0946 369 449 ( Mr. Luân)
Email: tts_energy@yahoo.com
Website: tts-energy.com.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *