Liệu cơ chế đấu thầu điện mặt trời có hoàn thiện và hấp dẫn để lôi cuốn 10.000 MW vào phát điện năm 2020 khi nguồn cung điện gần cạn?
Các nhà đầu tư đều dừng các dự án lại chờ giá mới.
Mấy tháng nay, ông Tuân – một nhà đầu tư điện mặt trời – đã đi khắp các tỉnh để tìm mua mặt bằng. Với mục đích để triển khai dự án điện mặt trời. Ông tìm phương án mua đất với mong muốn đầu tư bài bản, lâu dài. Bởi ông nghĩ rằng, chính sách giá FiT (Feed-in Tariffs – giá bán điện năng sản xuất ra từ nguồn năng lượng tái tạo cung cấp vào lưới điện) dành cho điện mặt trời tiếp tục được thực hiện như đã được cam kết.
Cơ chế đấu thầu, như Nhà nước mong muốn, là tiến bộ và minh bạch. Nhưng lại làm những nhà đầu tư như ông Tuân băn khoăn. Ông nói: “Muốn tổ chức đấu thầu, ít nhất phải có quy hoạch bồi thường giải phóng mặt bằng của UBND tỉnh. Tuy nhiên, quy hoạch mặt bằng là chuyện rất khó khăn nên làm sao thực hiện được đấu thầu?” ông T sốt ruột. Tuy nhiên, gần đây ông Tuân đã dừng mọi nỗ lực để nghe ngóng các chính sách liên quan. Nhất là sau khi Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu cơ chế đấu thầu điện mặt trời, chỉ ban hành biểu giá FiT để áp dụng với các dự án đã ký hợp đồng mua bán điện và đang triển khai thi công xây dựng đưa vào vận hành trong năm 2020.
Biện pháp để điện mặt trời minh bạch rõ ràng
Trước thông tin đấu thầu dự án điện mặt trời. Một cán bộ trong ngành điện cũng nói ngay rằng: Phải làm nhanh lên, nếu không cung ứng điện sẽ rất khó.
Ông nói thêm: Theo tính toán, năm 2021 bắt đầu thiếu điện. Vì thế, nếu ngay trong năm 2020 thực hiện đấu thầu được khoảng 10.000 MW điện mặt trời thì sẽ góp phần giúp tình trạng thiếu điện bớt căng thẳng.
Dù vậy, ông cũng thừa nhận rằng, nếu không có giải pháp thúc đẩy nhanh việc xây dựng cơ chế đấu thầu. Thì việc đạt được con số 10.000 MW điện mặt trời năm 2020 “là rất khó”.
Khi yêu cầu đấu thầu dự án điện mặt trời. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh cần phải tính toán cơ cấu các nguồn điện một cách khoa học và bài bản. Có khi chuyển hẳn sang thực hiện cơ chế đấu thầu, kiên quyết loại bỏ tình trạng xin cho…
Cơ chế đấu thầu là vấn đề được quan tâm hàng đầu
Ông Nguyễn Hữu Vinh, Phó Chủ tịch ủy ban phát triển năng lượng của Tập đoàn Hà Đô, cho rằng: Mục tiêu của Chính phủ muốn đấu thầu là minh bạch, công khai. Đây là điều tốt.
Nhưng đại diện doanh nghiệp này băn khoăn bao giờ mới có cơ chế đấu thầu? Về hạ tầng, các dự án điện này muốn đưa ra đấu thầu phải có đất sạch. Nhưng muốn có đất sạch phải có quy hoạch. Trong khi, quy hoạch là vấn đề bị kêu nhiều sau khi Luật Quy hoạch có hiệu lực.
Ngay sau yêu cầu của Thủ tướng, Bộ Công Thương cũng đã phát thông điệp. Khẳng định sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cơ chế đấu thầu này “trong thời gian sớm nhất”.
Dẫn khuyến nghị của các chuyên gia, trong đó có Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Bộ Công Thương đồng quan điểm rằng để có kết quả đấu thầu là giá bán điện thấp. Nhà nước cần chia sẻ các rủi ro cho nhà đầu tư về hạ tầng sạch. Cũng như hợp đồng mua bán điện có bảo lãnh Chính phủ về bao tiêu, chuyển đổi ngoại tệ…
Bộ Công Thương khẳng định đang nghiên cứu các đề xuất này. Xem xét sự phù hợp với các quy định hiện hành của Việt Nam. Có cần điều chỉnh hay ban hành bổ sung quy định pháp lý không. Khả năng áp dụng thực tế tại Việt Nam như thế nào…
Đấu thầu dự án điện mặt trời ở Việt Nam là điều chưa có tiền lệ, song ở Campuchia việc này đã được thực hiện thành công.
Cách đây ít lâu, với dự án Công viên Năng lượng mặt trời. Hình thức đấu thầu cạnh tranh để chọn nhà phát triển dự án giúp công khai, minh bạch và đã giúp Campuchia thu được kết quả rất tốt khi giá trúng thầu cuối cùng là 3,877 UScents/kWh (khoảng 900 đồng/kWh), bỏ xa mức giá trần được đặt ra ban đầu là 7,6 UScents/kWh (gần 1.800 đồng/kWh).
Cần lưu ý, mức giá đấu thầu thành công của các dự án là không giống nhau. Giữa các nước càng có sự khác nhau đáng kể. Mức giá 900 đồng/kWh mà Campuchia đạt được rất khó để là mức giá thành công ở Việt Nam. Một nhà đầu tư tính toán rằng, mức giá đấu thầu thành công cho 1 dự án ở Việt Nam ngay cả khi nhận được nhiều sự hỗ trợ cũng phải ở mức 1.400 đồng/kWh. Không thấp hơn nhiều mức giá FiT hơn 1.600 đồng/kWh mà Bộ Công Thương từng đưa ra.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết từ nay đến năm 2020. Bộ sẽ tổ chức đấu thầu thí điểm, chọn ra những dự án có chi phí hợp lý. Đến năm 2021, Bộ sẽ tổ chức đấu thầu rộng rãi.
Rõ ràng, phần việc cho các cơ quan quản lý để đưa cơ chế đấu thầu vào thực thi như Campuchia là không ít. Điều này cũng cần sự phối hợp của chính quyền địa phương – những nơi có tiềm năng lợi thế làm điện mặt trời. Song, nếu chậm trễ có cơ chế giá điện mặt trời, trong khi khả năng thiếu điện ngày càng hiện hữu. Việc này tạo áp lực không nhỏ cho việc cung ứng điện thời gian sau 2020.
Hãy Liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm về Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời và các chính sách.
CÔNG TY TNHH THANH THANH SOLAR ENERGY
– Địa chỉ: 91/5 Nguyễn Hữu Dật, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.
– Tel/Fax: (028) 6269 4899
– Mail: tts_energy@yahoo.com
– Website: thanhthanhsolar.com (Cung cấp các giải pháp Điện năng lượng mặt trời)
– Thành viên: tts-energy.com.vn (Cung cấp thiết bị Điện năng lượng mặt trời)
– Tổng công ty: dne-international.com
Giám đốc: Mr.Thành
Tel: 0912 942 089 – 0903 740 909
Mail: thanhtts_energy@yahoo.com – nguyenhuythanh@yahoo.com
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
– Mr. Luân (0946 369 449)
Mail: luantts.energy@gmail.com
– Mr. Vinh (0965 872 089)
Mail: vinhtts.energy@gmail.com